Xoilac2

Ứng dụng giao đồ ăn Beamin chĩ còn hoạt độn hình chóp

【hình chóp】Ứng dụng đồ ăn trực tuyến Beamin rút lui, tài xế đi đâu về đâu?

Beamin rút lui,ỨngdụngđồăntrựctuyếnBeaminrútluitàixếđiđâuvềđâ<strong>hình chóp</strong> tài xế đi đâu về đâu?  - Ảnh 1.

Ứng dụng giao đồ ăn Beamin chĩ còn hoạt động tại Việt Nam thêm vài ngày nữa

NVCC

Đã thấy động tĩnh từ nhiều tháng trước?

Nguyễn Minh Trí, quê Nha Trang, đang mưu sinh tại TP.HCM bằng nghề giao hàng đồ ăn qua ứng dụng Beamin, kể: "Người ta cứ nói thị trường giao hàng cạnh tranh khốc liệt, nhưng phải làm tài xế của ứng dụng mới thấy hết những rắc rối xảy ra. Không phải đến lúc này tôi mới nói mà từ nhiều tháng trước, rất nhiều tài thế đã than phiền app Baemin thường xuyên bị lỗi. Cứ mỗi lần bị lỗi thì phải đợi cả tuần mới sửa xong, như vậy làm sao mà có thu nhập thường xuyên được? Trong khi các ứng dụng khác như GrabFood hay ShoppeeFood, tài xế được tự do mở app hoạt động bất cứ lúc nào thì Beamin lại áp dụng chế độ làm theo ca. Ai cũng cố gắng giữ tỷ lệ hoàn thành nhưng chỉ cần bị lỗi trôi đơn là xem như công cốc". 

Anh Phạm Phụng, cựu tài xế của Baemin kể: "Tôi là tài xế cũ đã tạm ngưng hoạt động một thời gian, khoảng hơn 1 tháng trước tôi có liên hệ để đăng ký lại nhưng nhân viên Beamin trả lời chưa có lớp tái đào tạo. Nhiều người bạn của tôi đăng ký mới cũng không được. Sau đó tôi theo dõi hoạt động thấy hãng này đồng loạt tặng áo đồng phục, mũ bảo hiểm cho các tài xế thì đã đoán trước được kế hoạch rút lui của họ". 

Cùng tham gia gắn bó với ứng dụng Beamin trong một thời gian dài, anh N.N.T., cựu tài xế của Beamin nhận xét: "Tôi cũng thay mặt những tài xế đã gắn bó với Baemin gửi lời cảm ơn đã tạo công ăn việc làm cho nhiều người, trong đó có tôi trong thời gian qua. Nhưng đúng là cạnh tranh rất khốc liệt, tài xế giao hàng cũng là một phần quan trọng để mở rộng thị phần. Nếu so thu nhập hay chế độ linh hoạt thì Beamin không bằng các ứng dụng khác nên việc thu hút tài xế rất khó khăn. Tôi chạy cho Baemin một thời gian rồi sau đó cũng phải đổi sang nơi khác để có đơn hàng thường xuyên hơn. Đến nay nghe tin Baemin rút lui, một phần thấy mình may mắn, vì những tài xế còn lại chưa biết tương lai như thế nào?"

Anh Đ.T.B, đối tác tài xế của Baemin ngụ tại TP.HCM, là trụ cột trong gia đình. Nhờ vào việc giao thức ăn với Baemin mà anh có thu nhập chăm lo cho cả gia đình của mình. Hiện nay, nghe tin Beamin sắp rút lui, anh bần thần chưa biết tương lai sẽ thế nào. "Mới cách đây vài tháng, Baemin còn triển khai chương trình chăm sóc cho tài xế nghèo, trong đó có tôi cũng được họ tặng quà, nhưng đùng một cái họ rút thì tôi chưa biết ra sao", anh Đ.T.B chia sẻ. 

Miếng bánh rơi vào tay ai? 

Beamin rút lui, tài xế đi đâu về đâu?  - Ảnh 2.

Nhiều tài xế Baemin phải chuẩn bị đi tìm "bến đỗ" mới

Baemin

Báo cáo thị trường giao đồ ăn trực tuyến năm 2023 của Momentum Works cho biết, phần lớn thị phần tại Việt Nam đang tập trung vào tay của hai ông lớn là Grab và ShopeeFood. Hai cái tên này đang giằng co từng phần trăm thị phần khi Grab đứng đầu với 45%, kế đến là ShopeeFood đạt 41%. Hãng Baemin chiếm 12%, trong khi Gojek có 2%.

Trong thông báo mới đây, Baemin, dịch vụ giao đồ ăn được vận hành bởi Woowa Brothers Việt Nam cho biết sẽ chính thức ngừng hoạt động từ 0 giờ ngày 8.12.2023. Các chuyên gia cho rằng, với đặc thù khắc nghiệt của ngành công nghệ, phải chiếm lĩnh thị phần lớn (số 1, số 2) mới cân bằng được thu chi và tiến đến có lợi nhuận. Các đối tác nhà hàng, quán ăn sau thời gian chọn lựa gắn kết với các ứng dụng sẽ chọn lọc, đánh giá app nào có hiệu quả để tiếp tục đầu tư. Vì vậy, ứng dụng nào mạnh càng thêm mạnh. Điều đó có nghĩa những app sở hữu lượng khách hàng lớn, thuộc hệ sinh thái dịch vụ trực tuyến đa dạng có nhiều lợi thế hơn.

Ông Nguyễn Ngọc Luận, chuyên gia nghiên cứu thị trường nhận định: Khi Baemin rút khỏi Việt Nam, thị phần này sẽ bị các ông lớn như GrabFood và ShoppeeFood tiếp tục cạnh tranh. Đối với các tài xế đang gắn bó với Baemin chắc chắn cũng sẽ chọn lựa những ứng dụng còn lại để hoạt động nếu muốn gắn bó với nghề giao hàng. "Trong thời gian qua, Baemin chủ yếu khai thác mảng giao đồ ăn với quy mô thị trường giới hạn và phải cạnh tranh bởi các siêu app khác tích hợp nhiều dịch vụ khác nên dòng tiền thu về rất hạn chế. Chưa kể, khách mua qua app thường chuộng ưu đãi khủng, nếu giảm ưu đãi thì doanh thu sẽ giảm theo", ông Luận phân tích. 

Theo Momentum Works, kết thúc năm 2023, thị trường giao đồ ăn trực tuyến Đông Nam Á dự kiến sẽ đạt doanh thu 30,12 tỉ USD, tăng 26.6% so với cùng kỳ năm trước, và tốc độ tăng trưởng hàng năm giai đoạn 2023 - 2027 là 17.25%, đạt 56,92 tỉ USD năm 2027. Cụ thể, tổng doanh thu dự kiến của thị trường giao đồ ăn trực tuyến Việt Nam trong năm 2023 xếp thứ 5 giữa các quốc gia Đông Nam Á, sau Indonesia, Philippines, Thái Lan và Malaysia, nhưng có tốc độ tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước xếp thứ 3 và tỷ lệ tăng trưởng hàng năm kép giai đoạn 2023 - 2027 chỉ xếp sau Indonesia. Với quy mô dân số nằm trong top đầu Đông Nam Á, Việt Nam đang cho thấy nhiều tiềm năng để thúc đẩy sự phát triển của thị trường giao đồ ăn trực tuyến trong những năm tiếp theo nhưng cuộc cạnh tranh để phát triển cũng hết sức khốc liệt. 

Xem nhanh 12h ngày 26.11: Thời sự toàn cảnh



Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap